Liệu đã bao giờ bạn rơi vào tình trạng: Bạn có nhiều điều để nói, nhiều thông tin quan trọng để chia sẻ nhưng lại cảm thấy vô cùng căng thẳng, sợ hãi khi phải thuyết trình trước một nhóm lớn. Sự sợ hãi có thể giết chết bài thuyết trình, khiến tài năng của bạn không thể tỏa sáng như vốn có.
Vậy, bạn cần làm gì để loại trừ nỗi sợ hãi này? Ken Lindner, CEO của Ken Lindner & Associates, Inc. và là tác giả của cuốn sách Your Killer Emotions, đã chia sẻ về cách vượt qua nỗi sợ hãi, giúp bạn khẳng định tài năng của mình.
[quote_box_left]
– Cần tránh những gì khi thuyết trình
– Cách thuyết trình hay và hiệu quả
[/quote_box_left]
1. Có kế hoạch cho cuộc chơi
Theo Lindner thì: “Nỗi sợ hãi có thể làm bạn tê liệt. Có sẵn chiến lược sẽ giúp bạn xua tan nỗi sợ này”.
Nếu bạn sợ những hệ quả như xấu hổ hoặc thất bại thì nó sẽ mang lại những năng lượng xấu. Thay vì hình dung ra những kết quả không hay hoặc chú trọng vào những lần bạn bị ê mặt trong quá khứ, hãy vẽ ra cho bản thân một diễn văn thật hay giúp khản giả sáng tỏ và có cảm hứng, và tất cả những điều tích cực đến từ việc thực hiện bài diễn văn đó.
Những ích lợi trước mắt của một bài diễn văn hay có thể bao gồm việc dạy và truyền cảm hứng cho mọi người, còn những lợi ích lâu dài có thể là sẽ có nhiều lời mời diễn thuyết hơn, được coi là chuyên gia trong lĩnh vực của bạn và có thêm nhiều thương vụ cho công ty của bạn.
2. Kiểm soát môi trường xung quanh
Lindner cho rằng :”Bạn cảm thấy thoải mái với lợi thế sân nhà. Hãy xem trước địa điểm, có cảm nhận về quy mô của của không gian và cách bài trí (có bục cho diễn giả không, có chân micro không…). Lindner gợi ý bạn nên mời những người mà bạn quen biết đến dự, những người mà bạn cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc với họ để những khuôn mặt thân thiện đó mỉm cười và gật đầu tán thành những gì bạn nói.
3. Hiểu rõ về điều bạn nói
Lindner nói: “Bạn là chuyên gia – là người trong khoang lái. Bạn biết nhiều về chủ đề hơn khán giả của mình, vậy hãy dạy họ. Mọi người đều thích được gắn kết và tạo cảm hứng. Nếu bạn nói về những điều bạn biết và đam mê thì nó sẽ lan tỏa tới mọi người”.
4. Hãy chân thực
Một trong những khách hàng của Lindner là show truyền hình Today của kênh NBC do Matt Lauer làm người dẫn. Lindner cho rằng Lauer là người dễ được yêu thích vì “anh ta ấm áp, có thể cười, tự phản kháng. Anh ta không dẫn theo kịch bản mà nói những gì mình nghĩ”. Trong show truyền hình, Lauer có cơ hội để nói chuyện với mọi người hằng ngày và thể hiện tính cách của mình.
Các diễn giả làm tốt điều này như Oprah Winfrey và Katie Couric, đã kết nối với các khán giả từ bên trong. “Những người tạo tiếng vang nhất là những người chân thực và thực tế nhất”.
Để làm được điều này, Lindner gợi ý bạn nên nghĩ về tính logic trong thông điệp của bạn: mở đầu, nội dung chính và kết luận. Đừng sa lầy vào những số liệu. Hãy nghĩ về thông điệp và những gì bạn muốn mọi người biết. Có một dàn ý chung là tốt nhưng nên sẵn sàng theo hoàn cảnh.
5. Biết khán giả của bạn
Giống như một ban nhạc rock chơi một danh sách bài khác nhau tùy thuộc vào nơi họ biểu diễn, đối tượng khán giả, một diễn giả tốt là người hiểu khán giả và đo ni đóng giày thông điệp dành cho họ. Lindner cho biết: “Thay đổi nội dung bài nói để nó cộng hưởng với họ và có ý nghĩa, phù hợp với họ”.
Nói trong một sự kiện trực tiếp sẽ cho bạn cơ hội để có phản hồi ngay lập tức và xem mọi người phản ứng thế nào. Có phần Hỏi – Đáp sẽ tạo cơ hội cho diễn giả tương tác với khán giả và trở nên thực tế hơn.
Dịch từ Entrepreneur