logo
Trang chủ » Kiến thức » Kiến thức Marketing

Bảy bước cho một Blog tiếp thị thành công

Blog tiếp thị đang trở thành một xu hướng, vậy phải làm thế nào mà dù chỉ mới bắt đầu từ vạch xuất phát nhưng bạn đã tạo ra được một blog tiếp thị thuộc hàng đỉnh trong vòng dưới một năm?

Bảy bước cho một blog tiếp thị thành công

Nếu tôi có bất kì một công thức dễ sử dụng nào thì tôi đã sản xuất ra một đoạn phim quảng cáo chứ không ngồi viết bài viết này. Tuy nhiên, tôi vẫn có thể chia sẻ một vài mẹo vặt từ kinh nghiệm của chính tôi để giúp các bạn có được thành công với blog tiếp thị của mình.

1. Đọc

Trước khi vạch ra một kế hoach cho blog của bạn, hãy nghiên cứu thật kỹ. Bạn nên tìm và đọc về những blogger tiếp thị nổi tiếng (xem mục Mack Collier’s Top 25). Tuy nhiên, đừng bỏ qua những ý kiến mới, họ có thể có những ý tưởng hay ho và một viễn cảnh tươi sáng.

Quan trọng là phải biết lắng nghe trước khi nhảy vào trò chuyện – và đó là tất cả những gì cần khi tạo blog. Thường thì những quyết định tới lui xuất hiện trong những "comment” là phần giá trị nhất trong một bài blog được đăng.

2. Bình luận (Comment)

Tôi đã không làm gì ngoại trừ đọc blog và đánh dấu chúng trong vòng một tháng trước khi tôi chuyển qua giai đoạn hai là tham gia cuộc trò chuyện bằng cách comment cho blog mình vừa đọc.

Hãy viết cái gì đó liên quan tới câu chuyện hơn là comment những câu chung chung. Tại sao chủ đề đó lại quan trọng đối với bạn? Làm thế nào mà bạn có thể sử dụng được những thông tin đó?

Và bây giờ khi bạn để lại comment, đó chính là nơi mà phép thuật của tiếp thị bắt đầu. Hầu hết các blog đều có ba ô cho phần thông tin cá nhân giúp nhận dạng người comment.

*      Đầu tiên là tên của bạn. Trừ phi bạn đã được biết đến rộng rãi qua nickname hay bút danh, còn không hãy sử dụng tên thật của mình.

*      Mảng thông tin thứ hai cần có là địa chỉ email của bạn. Phần này sẽ bị ẩn đối với người đọc khác nhưng lại cho tác giả biết bạn là một người đàng hoàng chứ không phải là một kẻ chuyên đi spam.

*      Ô thứ ba cần điền vào là địa chỉ trang web hay địa chỉ blog của bạn (nếu có). Khi bạn điền một địa chỉ trang web vào ô trống này, nó sẽ tự động hình thành một đường link ẩn dẫn đến trang của bạn. Và khi người đọc di chuột vào tên bạn, tên blog của bạn sẽ hiện ra.

Vì bạn đã vô tình tạo ra một con đường để người đọc tìm thấy bạn nên phải cẩn thận với những phép xã giao chưa tốt khi sử dụng ô comment trong blog của một người khác để quảng bá bản thân. Đừng ăn cắp comment, hãy tự suy nghĩ comment của riêng mình, và đừng xài quá một đường link ẩn.

3. Viết

Khi bạn mới bắt đầu viết blog, phải mất một lúc để bạn tìm cho mình một phong cách. Lời khuyên tốt nhất mà tôi có thể cho bạn là đừng cố gắng trở thành Mack Collier hay Drew MacLellan hay John Moore  hoặc ai khác.

Tham khảo từ những người dẫn đầu là tốt nhưng hãy dành thời gian để đề ra những ý kiến của riêng bạn rồi trình bày theo cách của bạn. Đồng thời cũng đừng viết một bài luận dài dòng văn tự để rút ra kết luận cuối cùng vì nó sẽ kết thúc luôn cuộc nói chuyện của bạn.

Hãy học cách xin comment trong blog của bạn và diễn đạt chúng theo cách mà có thể đem lại sự hưởng ứng.

4. Hưởng ứng

Khi người xem comment trên blog của bạn, hãy đáp lại họ một cách thích hợp ngay trong ô comment. Đó là một sợi dây liên kết bền vững giữa việc kiểm soát cuộc nói chuyện và giữ cho chúng luôn tồn tại. Vì vậy hãy tích lũy comment rồi hẵng trả lời lại luôn một lần.

Nên nhớ những người comment có thể sẽ ghé lại blog của bạn để xem trả lời của bạn mặc dù điều này sẽ dễ dàng hơn nhiều với công cụ mới cho phép tạo RSS hay email feed cho cá nhân những người comment. Toby Bloomberg đã dạy tôi một bài học về cách đáp lại những người comment mới: Cô ấy gửi cho tôi một email ngắn gọn để cảm ơn vì tôi đã comment và giới thiệu cô ấy. Thật là một ngạc nhiên thú vị khi một blogger hoàn toàn mới nhận được email cá nhân từ một Diva! Và vậy là cuộc trò chuyện của chúng tôi vẫn còn tiếp tục cho tới bây giờ.

5. Trò chuyện

Một cái blog không phải chỉ là nơi để bạn gặp gỡ với người đọc và những người dẫn đầu. Hãy nói chuyện ở một diễn đàn khác những công cụ blog tí hon như Twitter hay Facebook chẳng hạn. Hơn 900 người theo tôi trên Twitter, nơi mang lại nhiều cơ hội cho những cuộc nói chuyện thú vị và hữu ích. Khi tôi gửi một tin nhắn kèm theo đường link dẫn tới một bài blog, tôi luôn thấy con số truy cập tăng lên.

Tuy nhiên tôi không xem Twitter như một kênh tiếp thị. Những ai chỉ gửi link mà không bao giờ quan tâm tới người khác sẽ không nhận ra được giá trị của Twitter.

6. Kết nối

Hãy tìm kiếm những cách mở rộng cuộc nói chuyện thành những cuộc gặp gỡ trực tiếp với các blogger khác. Vì dụ như tham gia hội họp hay mời một blogger đi uống café. Những kết nối này sẽ tiếp thêm sinh lực cho bạn và giúp bạn trở nên nổi tiếng hơn trong giới tiếp thị trên blog. Khi bạn ghé qua blog có một mối quan hệ cá nhân, biết đâu bạn sẽ gặp lại một người bạn cũ.

7. Lặp lại

Đừng ngừng lại ở đỉnh vinh quang. Viết blog là một quá trình lâu dài và bạn cần nhận thức được nó và chuẩn bị cho nó. Lịch viết hay lịch biên tập có thể là một công cụ hữu ích giúp bạn liên tục cho ra đời những bài viết mới theo đúng trình tự thời gian. Hãy lập bảng thời gian biểu mỗi ngày để đọc và comment cho những blog khác nữa.

8. Màn thưởng

Chuẩn bị cầu may đi thôi. Bạn không bao giờ biết được những mối quan hệ bạn có được trên mạng sẽ đi tới đâu đâu. Chẳng hạn như một lời comment thân mật từ một người bạn trực tuyến Cathleen Rittereiser đã cho tôi cảm hứng bắt đầu một dự án lập quỹ cho những bệnh nhân ung thư vú gọi là Quỹ Frozen Pea, gây được sự chú ý của tác giả Craig Colgan – người đã lấy tôi làm hình ảnh cho câu chuyện được xuất bản ở Washington Post và điều đó đã mang lại…. Mà thôi tôi sẽ để cho các bạn tự tìm hiểu.

Theo Lantabrand

:tdquangcao1:

Bạn phải click theo dõi
để comment face của bạn được lên đầu
Để comment nhiều người biết đến
Kiến thức đọc nhiều
Kiến thức tiếp theo
Hãy like face để theo dõi bài viết mới
vGing · Giới thiệu · Khách hàng · Tuyển dụng · Kiến thức · Liên hệ