Từ đệm, gồm các từ như: à, ừm, ờ,… không được viết vào bài diễn văn và cũng chẳng mang nội dung gì khi diễn giả trình bày. Tuy nhiên, chúng lại cực kỳ phổ biến và được sử dụng trong hầu hết các cuộc hội thoại hàng ngày của chúng ta.
Làm sao để giải quyết tình trạng này?
Trong bài viết này, chúng ta kiểm chứng xem tại sao từ đệm lại tác động tiêu cực đến hiệu quả đàm thoại, và học một phương pháp gồm năm bước nhằm giảm thiểu sử dụng từ đệm nhé.
Bước 1: Kiểm tra tần suất sử dụng từ đệm
Trước khi bạn quyết tâm hết mình để loại trừ từ đệm, bạn nên kiểm tra xem tần xuất bạn sử dụng từ đệm trong các bài thuyết trình. Có ba cách đơn giản để thực hiện điều này:
Nhờ một thính giả chú ý bài thuyết trình và cho bạn thông tin phản hồi. Yêu cầu họ không chỉ đếm số từ đệm đã dùng mà còn chỉ ra tầm ảnh hưởng của chúng.
Thu âm của bạn và phân tích khách quan. Tôi thường ghi âm bằng đầu thu kĩ thuật số. Thu âm bằng cách này sẽ rất thoải mái đối với các đoạn nói chuyện bạn truyền đạt.
Thu hình của bạn. Điều này thì hơi bất tiện, nhưng nó đem lại nhiều tiện ích hơn. Bạn không chỉ nhận xét ngôn ngữ nói, còn có thể quan sát cử chỉ nét mặt và chú ý điều gì xảy ra với ánh mắt khi bạn đang …uh…, đang sử dụng từ đệm.
Bước 2: Hiểu rõ tại sao bạn lại sử dụng từ đệm và tại sao nó lại không cần thiết
Từ đệm, như là âm đệm, từ đệm, cụm từ đệm, được chèn vào khi não bộ cần thời gian truyền đạt thông điệp đến miệng. Trong một số hoàn cảnh cụ thể, từ đệm có thể phục vụ cho một mục đích nhỏ nữa. Giả tỉ khi hội thoại qua điện thoại, từ đệm như truyền đạt tín hiệu với ngụ ý: “Tôi vẫn đang suy nghĩ và tôi vẫn chưa sẵn sàng đáp lại bạn”. Trong tình huống như vậy, từ đệm giúp lấp đi khoảng thời gian bạn dự định sẽ hoàn tất suy nghĩ của mình.
Tuy nhiên, trong hầu hết các tình huống hội thoại công cộng, tín hiệu này hoàn toàn vô ích. Người nghe sẽ không lấy gì làm phiền nếu bạn im lặng một ít phút. Bạn không cần thiết lấp khoảng trống đó với ý là bạn đang suy nghĩ. Bạn chỉ cần…..suy nghĩ và người nghe sẽ hiểu thôi.
Bước 3: Nâng cao mức độ chuẩn bị
Nếu để ý, bạn sẽ thấy mình sử dụng từ đệm nhiều nhất khi chuẩn bị không tốt cho bài thuyết trình. Thất bại trong việc chuẩn bị sẽ dẫn đến hai hậu quả:
Não của bạn cần bị ép phải tìm ra những từ ngữ phù hợp ngay khi đang diễn thuyết. Điều này tăng áp lực thần kinh, khiến cho bạn cảm thấy khó bắt kịp hội thoại hơn.
Bạn thường căng thẳng hơn khi chưa chuẩn bị. Hồi hợp khiến cho hầu hết mọi người nói nhanh hơn, kết quả là não của bạn khó bắt kịp nhịp độ hội thoại.
Một khía cạnh khác của việc chuẩn bị được đề cập hiệu quả trên chính là tầm quan trong của chế độ nghỉ ngơi. Khi bạn nghỉ, não sẽ linh hoạt hơn và bạn sẽ nhận thấy truyền đạt ý tưởng dễ hơn mà không mắc lỗi. Chuẩn bị hợp lý (điều mang lại nhiều lợi ích khác) sau cùng sẽ giảm thiểu việc sử dụng từ đệm.
Bước 4A: Giảm tốc
Nói chậm lại cũng sẽ giảm đi những từ um’s and ah’s, bởi vì điều này tạo điều kiện cho não bắt kịp tiến trình. Không nhất thiết phải nói thật chậm; chỉ cần nói chậm vừa mức là đủ. Ngoài ra, nói chậm một chút có lẽ gia tăng khả năng thính giả hiểu bạn.
Để thực hiện điều này, bạn phải bám sát thời gian cho phép và lượng tài liệu bạn có. Vì khi người nói dồn ép càng nhiều nội dung vào trong phần thuyết trình, họ sẽ nói càng nhanh hơn để hoàn thành đúng giờ. Hãy tránh tham vọng này!
Bước 4B: Tranh thủ phút dừng
Lời khuyên tốt nhất để giảm thiểu từ đệm là dừng lại. Thay thế từ đệm bằng cách im lặng. Vì bạn có lẽ quen thói dùng từ đệm, thay thế chúng bằng khoảng lặng sẽ có ích. Hãy tự buộc mình thay đổi và điều đó sẽ xảy ra.
Bước 5: Hãy kiểm tra tiến độ và bình tĩnh.
Như thường lệ, nhìn lại và điểu chỉnh quá trình thực hiện của bạn. Hãy xem lại nhữưng bài tập kiểm tra ở bước 1, và đối chiếu kết quả:
Bạn đã giảm thiểu tần xuất dùng từ đệm trong giao tiếp chưa?
Bạn đã giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của từ đệm đến hiệu quả hội thoại của bạn chưa?
Bạn có chú ý mối liên hệ giữa chuẩn bị và đàm thoại không có tiếng đệm không?
Nhịp độ của bạn chậm hơn chưa?
Bạn có đơn thuần là dừng lại khi suy nghĩ về điều sắp nói chăng?