Con người luôn sống trong các quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp. Các quan hệ này tạo ra môi trường sống của mỗi cá nhân và ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và xu hướng hành động của họ. Chính cuộc sống đòi hỏi mỗi người phải có xử thế đúng đắn, thể hiện qua phép lịch sự
trong quá trình tiếp xúc với các đối tác khác nhau, ở những địa điểm khác nhau. Đồng thời chính con người lại chủ động xây dựng những mối quan hệ cho bản thân, cho cuộc sống, góp phần tạo nên một xã hội ổn định, hài hoà, tiến bộ và văn minh hơn.
Vậy cách cư xử và phép lịch sự là thế nào? Nội dung bao gồm những vấn đề gì?
Giao tiếp lịch sự chính là những hiểu biết về các phong tục, tục lệ của đời sống xã hội. Một người có cách cư xử giao tiếp với xã hội tốt phải tuân theo những chuẩn mực nhất định, từng lời noi ra luôn suy nghi về người khác và làm cho đối phương thấy vui lòng.
Khi giao tiếp với người lạ, lần đầu gặp ở nơi công cộng, thì lại cần phải kín đáo, nói ít, không bộc lộ đời tư của mình, không nói những câu chuyện dài dòng, đặc biệt nói về các đề tài như tôn giáo, chính trị… cần trả lời ngắn gọn, không bình luận và phải chú ý luôn luôn lắng nghe những điều họ nói, tránh để họ tự ái khi lời nói không được người khác quan tâm, khi kết thúc câu chuyện nên đưa ra những vấn đề đề cập đến sự quan tâm của chúng ta đối với họ. Như vậy, tuỳ theo môi trường khác nhau mà cách giao tiếp của chúng ta cũng thay đổi cho thích ứng với hoàn cảnh lịch sự cụ thể. Người xưa thường nói “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” câu nói trên cũng hàm ý cho những cuộc giao tiếp giữa chúng ta nên có những lời lẽ vui vẽ và thuận vừa cả đôi bên, tuy rằng lời nói chúng ta đưa ra về vật chất thì chúng ta không mất đi thứ gìcả nhưng ngược lại về tình người thì chúng ta vô tình tạo ra một hình tượng không tốt trong lòng đối phương.
Phép lịch sự chính là một tổng hợp các nghi thức được biểu hiện ra trong cách giao tiếp với người xung quanh. Những nghi thức đó không phải là những ứng xử máy móc mà những hành động linh hoạt, nhiều vẻ, gắn với hoàn cảnh, môi trường cụ thể, tuỳ theo đối tác gặp gỡ. Nó nói lên cách xử thế của mỗi cá nhân trong các trường hợp giao tiếp khác nhau.
Về lời chào hỏi khi gặp gỡ người quen, chúng ta chào chứng tỏ mình đã nhận ra họ, kèm theo lời chào có thể là bắt tay, mỉm cười hay theo phong tục Châu Âu, có thể ôm hôn nếu hai bên tình cảm gắn bó, thân mật. Khen cũng là kỹ năng giao tiếp, khi trò chuyện thân mật nên tặng họ những lời khen tế nhị để tạo cảm giác thoải mái, vui vẽ, hòa đồng trong moi quan hệ, nhưng tránh đưa ra những lời khen dài dòng, rắc rối làm cho họ cảm thấy nhưng một cuộc nói đùa không có thật, nên lựa lời đưa ra chỉ một câu là đủ nói lên cả ý nghĩa. Mặt khác trong cuộc nói chuyện giao tiếp giữa các đối tác kinh doanh, những khách hàng với nhau, chúng ta đặt biệt cẩn trọng lời nói ra, bất cứ lúc nào chúng ta cũng phạm phải sai lầm vì lời nói, làm cho đối phương không thu hút vào vấn đề. Phải đưa ra những lời quyết đoán, không lập đi lập lại hay quanh co nhiều thay đổi, lời nói quyết định phải đưa ra đúng lúc để xác minh sự việc đang rất tốt và mình đang rất hài lòng về sự việc đó.
Ngoài ra khi giao tiếp lời chào hỏi giữa các người thân trong cuộc sống cũng không kém, nó cũng chịu ảnh hưởng khá nhiều trong văn hóa giao tiếp của mỗi người với nhau. đặc biệt có liên quan đến địa vị xã hội của hai người. Nó được thể hiện như sau: theo tuổi tác người trẻ chào người già trước, theo địa vị xã hội người có địa vị thấp chào trước người có địa vị cao hơn, cũng như thời gian gặp gỡ, mới gặp hay lâu ngày rồi, với môi trường gặp gỡ ở ngoài phố, nơi công cộng hay tại gia đình, ở ngoài phố cần kín đáo hơn, ở gia đình thân mật, cởi mở hơn. Mục đích và ý nghĩa của lời chào hỏi chính là chúng ta tự đặt mình một niềm tin trong lòng đối phương, để họ biết rằng mình là người thân thiết với họ không còn xa lạ.