logo
Trang chủ » Kiến thức » Kiến thức Marketing

Những khác biệt nổi bật của thương mại điện tử Việt Nam

Cùng theo đà phát triển chung của Đông Nam Á nhưng thương mại điện tử Việt Nam năm qua cũng chứng kiến 3 điểm khác biệt nổi bật.

Mua sắm qua di động tăng đột biến

Những khác biệt nổi bật của thương mại điện tử VN so với Đông Nam Á (không phải bài Tết)

Theo iPrice, tổng lượng truy cập mua sắm trực tuyến thông qua thiết bị di động tại Việt Nam tăng tưởng ấn tượng, ở mức 26% trong năm 2017.

Mặc dù nhiều thống kê và báo cáo cũng cho thấy tăng trưởng người dùng Internet mua sắm trực tuyến tại Việt Nam tăng trưởng mạnh, nhưng vẫn thấp hơn các nước khu vực. Cụ thể, có 90% người dùng Internet tại Indonesia mua sắm trực tuyến thông qua thiết bị di động, cao nhất Đông Nam Á. Trong khi, con số này tại Việt Nam là 70%, thấp nhất Đông Nam Á.

Một điểm đáng lưu ý, hầu hết người dùng Internet sử dụng điện thoại thông minh để xem thông tin hàng hoá. Tuy nhiên, họ vẫn sử dụng laptop hoặc máy tính bàn để tiến hành các bước thanh toán trực tuyến.

Khả năng mua khi xem hàng qua mạng cao nhất khu vực

Một trong những dữ liệu quan trọng nhất với một doanh nghiệp thương mại điện tử chính là tỷ lệ chuyển đổi. Nói một cách đơn giản hơn, đó chính là số phần trăm của số lượt truy cập website có thể dẫn đến mua sắm thành công.

Năm qua, Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về tỷ lệ chuyển đổi này.Các doanh nghiệp thương mại điện tử tại Việt Nam có tỷ lệ chuyển đổi lên đến 65%, cao nhất trong khu vực. Singapore sở hữu tỷ lệ chuyển đổi cao thứ hai, Indonesia bám sát ở vị trí thứ 3.

"Dữ liệu trên cho thấy rằng mức độ trưởng thành của thị trường không thật sự ảnh hưởng hoặc tương quan với tỷ lệ chuyển đổi của từng quốc gia", báo cáo của iPrice đánh giá.

COD vẫn là hình thức thanh toán chủ yếu

Tại Đông Nam Á, trung bình có 47% doanh nghiệp áp dụng hình thức thanh toán khi nhận hàng (COD).Trong khi đó, Việt Nam có đến hơn 80% doanh nghiệp hỗ trợ phương thức thanh toán COD, tương đương với Philippine. Ở Singapore và Malaysia, tỷ lệ này chỉ 20%.

Ngoài ra, phương thức thanh toán trả góp và giao dịch tại điểm bán của Việt Nam cao nhất so với các quốc gia Đông Nam Á, lần lượt chiếm tỷ lệ là 49% và 47%. Hình thức thanh toán trả góp dần trở nên phổ biến và có chiều hướng tăng dần tại Việt Nam với 47% tổng số doanh nghiệp, so với 42% tại Indonesia là 42.

Hình thức thanh toán chuyển khoản ngân hàng cũng là một phương thức phổ biến khác tại Đông Nam Á, với 94%, 86% và 79% doanh nghiệp tại Indonesia, Việt Nam và Thái Lan đang thực hiện.


Bạn phải click theo dõi
để comment face của bạn được lên đầu
Để comment nhiều người biết đến
Kiến thức đọc nhiều
Kiến thức tiếp theo
Hãy like face để theo dõi bài viết mới
vGing · Giới thiệu · Khách hàng · Tuyển dụng · Kiến thức · Liên hệ