Bởi vì, có những hoàn cảnh giao tiếp như: đi dự sinh nhật một người bạn hoặc đến dự một đám cưới chẳng hạn, ngẫu nhiên bạn bị chủ nhà xếp đặt ngồi cạnh một người lạ, chưa gặp lần nào. Sau vài câu chào hỏi xã giao, nếu bạn cứ ngồi ngây ra, họ hỏi câu gì trả lời câu ấy, không ai hỏi thì thôi, bạn sẽ trở thành một người ít nói, khó gần, bạn hãy tự tin vào lời nói của mình nhưng không phải nói gì cũng được,
nên đưa ra những câu chuyện vui hay đề cập một vấn đề gì đó đang xảy ra trước mắt, nếu vẫn còn lo sợ bạn hãy đặt ra một suy nghĩ trong đầu mình hãy xem mọi người như người nhà của mình, chỉ khác nhau hình thức bên ngoài thôi, có thể bạn giao tiếp dễ dàng và tạo cho người khác tâm lý vui vẻ trong câu chuyện.
Tự tin giao tiếp
Bạn đừng tìm những tin tức giật gân, sự việc “kinh thiên độc địa” để làm đề tài câu chuyện, nếu bạn tưởng rằng chỉ những sự kiện nổi bật mới đáng nói. Bởi vì, những đề tài như thế không nhiều, nếu tin tức đã xôn xao thì chẳng cần bạn nói, người ta cũng biết rồi. Cũng đừng nên nghĩ, phải nói các đề tài uyên thâm, tỏ ra mình là người có học vấn cao mới làm cho người khác kính trọng. Nếu bạn đưa ra toàn lý luận trừu tượng hay những tri thức cao siêu, nên biết rằng, loại đề tài này không phải ở đâu cũng gặp tri kỷ, chuyện mình đưa ra chẳng ai hưởng ứng thành ra vô duyên.
Cuộc sống không thiếu các đề tài gợi chuyện như: tình bạn, tình yêu, sách vở, báo, phim, kịch, âm nhạc, kiến trúc, khí hậu, thời trang … Nhưng khi đề cập về mấy đề tài đó bạn nên lưu ý mấy điểm sau:
+ Với cái mà mình không biết thì đừng có vẻ sành sỏi
+ Không nên khoe khoang về khả năng đặc biệt của mình (tiền bạc, trí thông minh…).
+ Không luận bàn về thất bại của người khác.
+ Không nói về những chuyện bực mình, nên nói chuyện vui.
+ Không sa đà vào vấn đề dẫn đến tranh cãi.
Nếu trong trường hợp người nói chuyện với mình cứ muốn lái câu chuyện sang hướng chỉ trích một người nào đó, thì mình cần khéo léo lái câu chuyện sang hướng khác, bởi vì nói xấu ai đó là điều không hay. Bạn biết rằng tiền trong túi bạn vẫn là của bạn, trong túi tôi vẫn là của tôi, nên đừng nên chỉ trích người khác sau lưng họ, vấn đề đó sẽ gây ấn tượng xấu cho bạn trong lòng người khác.
Để có được sự tự tin trước mọi người, điều đầu tiên bạn cần phải có sự tạo ra sự tự tin cho bản thân mình bằng cách luyện tập khả năng nói trước đông người. Nếu có việc gì đó bắt buộc bạn phải tiếp xúc hay trình bày trước đông người thì bạn đừng nên thoái thác mà hãy mạnh dạn nhận lấy nhiệm vụ đó và coi đó là một lần để bạn rèn luyện khả năng nói của mình. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn nên chủ động gặp gỡ bạn bè, người thân của mình và nói chuyện cùng họ, trước hết là để học hỏi ở họ nghệ thuật giao tiếp và ứng xử, đồng thời qua những cuộc nói chuyện đó sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi nói chuyện. Hãy bắt đầu câu chuyện của mình một cách cởi mở và tự nhiên. Đó có thể chỉ là những lời hỏi thăm sức khoẻ, những câu chuyện vui mà bạn gặp trong cuộc sống hàng ngày hay những thông tin hay, nóng hổi mà bạn vừa cập nhật được…
Bạn nên ghi nhớ: Khi bạn có một chuyện gì đó dù vui hay buồn hay có điều gì đó muốn chia sẻ với ai đó thì bạn nên tìm ngay một người để bạn giãi bày tâm sự của mình hoặc kể cho một ai đó về những khó khăn mà bạn gặp phải. Đó cũng là một cách để bạn rèn luyện khả năng nói, mạnh dạn hơn khi tiếp xúc với người khác. Hoặc đôi khi gặp một người thân quen nào đó, chỉ với một lời hỏi thăm về gia đình, sức khoẻ, tình hình công việc hay dành cho họ một lời khen ngợi cũng là cách để bạn bắt đầu cho câu chuyện của mình. Đừng quá e dè ngần ngại mà hãy mạnh dạn lên, bạn nhé!
Tất nhiên rằng, để bạn cảm thấy tự tin hơn thì bạn cũng nên chú ý đến trang phục của mình khi xuất hiện trước một ai đó. Đừng nên so sánh sự giàu nghèo lại làm ta chùng bước.. gạt được những ý nghĩa đó bạn đã thật sự tự tin. Trang phục mà bạn khoát trên người không cần thiết phải quá mốt mà chỉ cần gọn gàng, lịch sự và không làm cho bạn lạc lõng giữa mọi người là được. Hãy cố gắng để tự hoàn thiện bản thân mình, bạn nhé!