logo
Trang chủ » Kiến thức » Kiến thức Marketing

10 sai lầm hàng đầu khi sử dụng Direct Mail

Direct mail là một phần không thể thiếu trong chiến thuật marketing của các doanh nghiệp. Và để chiến dịch direct mail hoạt động tốt, điều quan trọng là phải tránh được những sai lầm phổ biến.

10 sai lầm hàng đầu khi sử dụng Direct Mail

 

Dưới đây là 10 sai lầm phổ biến mà mọi doanh nghiệp cần tránh:

Sai lầm thứ 1: Sai lầm lớn nhất -  Gửi tới một danh sách sai

Bưu phí là một phần quan trọng của chiến dịch direct mail. Nếu bạn là một người không sử dụng Pay-Per-Click, thì lượng người truy cập cũng không phải trả phí cho bạn, mặc dù 80% họ sẽ rời khỏi website của bạn trong vòng 30 giây. Tuy nhiên, đó là miễn phí. Nhưng nếu bạn muốn gửi qua đường direct mail thì bạn cũng phải mất ít nhất là 35 cent khi bạn gửi tới một người mà bạn không quan tâm trong danh sách mail của mình.

Sai lầm thứ 2. Kiểm tra còn thiếu

Doanh nghiệp cần phân tích các chi tiết bán hàng thường xuyên. Đừng bao giờ kiểm tra phản hồi của lá thư A mà không làm điều đó với lá thư B. Hãy khiểm tra tỉ lệ phản hồi cho mỗi lá thư để chắc chắn thư của bạn đến tay tất cả người gửi.

Sai lầm thứ 3: Không cá nhân hóa email

Lá thư bán hàng cần phải cá nhân hóa ngay khi có thể. Tên của khách hàng là từ rất quan trọng đối với họ. Vì thế, hãy sử dụng thường xuyên, ở phần mở đầu và cả thân thư.

Sai lầm thứ 4: Sử dụng tất cả thời gian vào brochure thay vì lá thư

Hầu hết mọi người sẽ đọc lá thư bán hàng đầu tiên chứ không phải là brochure. Nếu bạn không thể quảng bá cho khách hàng trong phần đầu lá thư, sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ không được chú ý đến các phần sau. Đầu tiên là bán các lợi ích, sau đó là bán đặc điểm.

Sai lầm thứ 5: Quá chú trọng vào các tính từ

Các tính từ trong thư bán hàng thực thế chỉ làm làm các bài quảng cáo mất sự tập trung của khách hàng đến các yếu tố sản phẩm và lợi ích dịch vụ.

Sai lầm thứ 6: Để dành điểm nhấn ở phần cuối

Nhiều copywriter quá say mê với công việc đến nỗi họ để dành hầu hết lý do hấp dẫn nhất để mua sản phẩm cho đến khi kết thúc lá thư. Điều tương tự xảy ra với quảng cáo truyền hình. Logo chỉ được đề cập ở đoạn cuối. Bạn không phải là Nike. Bạn phải tạo điểm nhấn ở thời điểm bắt đầu. Một số đoạn mở cho lá thư bán hàng bao gồm:

- Đặt một câu hỏi hấp dẫn

- Nhấn mạnh vấn đề nóng nhất hoặc quan tâm nhất của khách hàng

- Đánh thức trí tò mò

- Thuyết phục bằng các yếu tố hấp dẫn hoặc các con số lạ

Sai lầm thứ 7: Bắt đầu với sản phẩm chứ không phải là khách hàng

Tránh copy các thông tin của nhà sản xuất như nhấn mạnh bạn là ai, bạn làm gì, lịch sử kinh doanh và mục tiêu của công ty. Chúng chỉ cung cấp sự đảm bảo chứ không phải bán hàng. Bạn và sản phẩm không quan trọng đối với khách hàng. Người đọc mở lá thư của bạn chỉ muốn biết "Điều gì trong đó dành cho tôi? Tôi sẽ được lợi gì nếu mua sản phẩm của bạn?

Sai lầm thứ 8: Lờ đi những từ ma thuật

Chúng là những từ "miễn phí” và "bạn”. Sai lầm của việc không sử dụng những từ ma thuật có thể đột ngột làm giảm phản hồi email của bạn. Các nhà quảng cáo thường mắc sai lầm rằng nhiệm vụ của copywriter là sáng tạo, tránh những từ ma thuật của direct mail, bởi vì họ nghĩ rằng cụm từ ma thuật này là sáo rỗng, rập khuôn.

Nói "brochure miễn phí” chứ không phải "brochure”. Nói "tra cứu miễn phí” chứ không phải "đăng ký tên để tra cứu”. Nói "quà tặng miễn phí” chứ không phải "quà tặng”. Nói "một quà tặng dành cho bạn” sẽ tốt hơn.

Sai lầm thứ 9: Lờ đi giải pháp đối với vấn đề mà bạn đang cố gắng giải quyết

Direct mail luôn chú trọng vào khách hàng chứ không phải sản phẩm. Những nghiên cứu nền tảng hữu ích nhất mà bạn có thể làm là yêu cầu một khách hàng tiêu biểu để hỏi xem "Vấn đề lớn nhất mà bạn gặp ngay bây giờ là gì?” Lá thư bán hàng nên nói về vấn đề đó, sau đó là lời hứa sửa chữa.

Sai lầm thứ 10: Quên ghi tên, địa chỉ người nhận ngoài phong bì thư

Đây là sai lầm trớ trêu và không phải là hiếm đối với nhiều doanh nghiệp. Nhớ rằng phong bì thư là mối liên lạc đầu tiên của bạn. Vì thế, hãy tránh lỗi ngớ ngẩn này trong chiến dịch direct mail marketing.

Tùng Anh

(Theo BH)

:tdquangcao1:

Bạn phải click theo dõi
để comment face của bạn được lên đầu
Để comment nhiều người biết đến
Kiến thức đọc nhiều
Kiến thức tiếp theo
Hãy like face để theo dõi bài viết mới
vGing · Giới thiệu · Khách hàng · Tuyển dụng · Kiến thức · Liên hệ