logo
Trang chủ » Kiến thức » Kỹ năng mềm » Tạo động lực

9 công cụ tạo động lực cho nhân viên hiệu quả hơn tiền

Muốn tạo động lực cho nhân viên? Đừng trả thêm tiền, ngay cả khi đó là thứ bạn có thừa. Hãy sử dụng 9 công cụ dưới đây.
Khả năng tạo động lực làm việc cho nhân viên là một trong những kỹ năng tuyệt vời nhất mà một doanh nhân có thể có được. Hai năm trước, tôi nhận ra mình không hề có kỹ năng này, và tôi đã thuê về một CEO giỏi việc đó.

Josh đã làm việc 12 năm trong thế giới doanh nghiệp, anh từng quản lý một phòng ban lớn tại Comcast. Dù biết anh rất giàu kinh nghiệm, ban đầu tôi vẫn khá hoài nghi. Chúng tôi đã bàn qua về một số vấn đề nhức nhối, và tôi nghĩ chuyện thiếu tiền là một nguyên nhân khiến việc củng cố tinh thần làm việc của công ty càng thêm khó khăn hơn. Và tôi đã sai.

Với sự giúp đỡ của Josh, chúng tôi không những xây dựng lại được văn hóa công ty, mà còn tạo ra những nhóm làm việc chăm chỉ và đầy đam mê, những người cũng có ý chí thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của công ty như tôi.

tao-dong-luc-cong-viec

Dưới đây là 9 bài học tôi rút ra từ trải nghiệm đó:

Hào phóng tặng lời khen. Tất cả mọi người đều muốn được khen, và lời khen cũng là thứ dễ cho nhất. Thêm vào đó, lời khen từ một CEO có giá trị hơn nhiều so với những gì bạn vẫn tưởng. Hãy khen ngợi bất cứ sự tiến bộ nào mà bạn nhìn thấy từ các nhân viên của mình. Khi bạn thấy việc ca ngợi nhân viên lúc chỉ có 2 người đã trở nên dễ dàng, hãy tập ca ngợi họ trước mặt những người khác.

Bỏ qua vị trí quản lý. Các dự án cần phải có quản lý dự án? Không đúng! Hãy xóa bỏ vị trí quảy lý hay giám sát dự án, và trao quyền cho nhân viên để họ có thể làm việc với nhau như một nhóm thay vì đặt tất cả mọi người dưới quyền một người khác. Hãy thử nghĩ về việc đó. Hạ bệ giám sát viên của mình, hoặc chấp nhận để nhóm làm việc của bạn xuống tinh thần. Hãy để mọi người làm việc cùng nhau như một nhóm, để họ cùng đứng ngang hàng với nhau. Nhóm làm việc kiểu này thường thực hiện dự án tốt hơn, nhanh hơn. Mọi người sẽ cùng đi sớm, về muộn và giành nhiều công sức hơn để giải quyết vấn đề.

Biến ý tưởng của bạn thành ý tưởng của nhân viên. Mọi người ghét bị sai bảo. Thay vì nói cho họ biết bạn muốn gì, hãy hỏi họ theo cách khiến họ tưởng như chính mình mới là người đưa ra ý kiến. Thay vì nói “Tôi muốn anh làm việc theo cách này”, hãy nói “Anh nghĩ làm việc theo cách này có được không?”

Đừng bao giở chỉ trích hay bới móc lỗi sai. Không một ai – chính xác là không một ai – lại muốn nghe người khác nói mình sai. Nếu bạn đang muốn làm suy sụp tinh thần của nhân viên, thì chỉ ra lỗi sai của họ là cách rất hữu hiệu. Hãy thử những phương pháp gián tiếp khác để giúp mọi người tiến bộ, giúp họ rút ra bài học từ sai lầm, và sửa chữa sai lầm của mình. Hãy hỏi “ Đó có phải là cách hay nhất để tiếp cận vấn đề không? Tại sao lại không? Anh có nghĩ ra cách làm nào khác không?”. Sau đó hãy đối thoại và thảo luận về giải pháp, chứ đừng chỉ tay vào mặt họ chê bai.

Để tất cả cùng làm lãnh đạo. Hãy làm nổi bật những thế mạnh của các nhân viên giỏi nhất, và cho họ biết vì họ rất xuất sắc, bạn muốn họ làm gương cho những người khác. Bằng cách này, bạn đã đẩy cao kỳ vọng lên, còn nhân viên của bạn đã có động lực làm việc, đó là để xứng với danh tiếng “tấm gương” của mình.

Mời nhân viên đi ăn trưa 1 lần/tuần. Hãy làm họ ngạc nhiên. Đừng công bố việc này như thể một chính sách mới. Hãy tự nhiên bước tới bên nhân viên của mình, và mời họ đi ăn trưa với bạn. Đó là một cách rất dễ dàng để nhắc nhở họ rằng bạn có quan tâm và trân trọng công việc của họ.

“Của” ít lòng nhiều. Bạn có thể thưởng ít, nhưng hãy thừa nhận công sức của nhân viên thật nhiều. Có nhiều cách để thể hiện việc này: vỗ tay tán dương những người đứng lên phát biểu trong cuộc họp công ty vì những gì họ vừa thể hiện; tổ chức các cuộc thi hay các trò chơi nội bộ, ghi lại kết quả trên một tấm bảng tin chung mà mọi người đều có thể nhìn thấy. Những món quà hữu hình nho nhỏ cũng có thể phát huy hiệu quả. Hãy tặng những món quà đơn giản như một bữa tối, cúp vô địch, thẻ sử dụng dịch vụ spa…

Tổ chức tiệc công ty. Làm và chơi như một nhóm cũng rất hiệu quả. Hãy tổ chức một chuyến dã ngoại cho cả công ty, tổ chức các bữa tiệc sinh nhật. Hãy giữ lại những khoảnh khắc vui vẻ cùng mọi người. Đừng chờ đến kỳ nghỉ mới tổ chức hoạt động vui chơi, hãy tổ chức sự kiện xuyên suốt cả năm để nhắc nhở nhân viên của bạn rằng tất cả cùng chung một đội.

Chia sẻ niềm vui – và cả nỗi buồn. Khi công ty làm ăn phát đạt, hãy tổ chức ăn mừng. Đây là lúc tốt nhất để cho mọi người biết bạn cảm ơn công sức của họ đến thế nào. Nếu bạn thấy thất vọng, bạn cũng nên chia sẻ điều đó. Nếu bạn đặt kỳ vọng cao, nhân viên của bạn cần được biết chính xác công ty đang đứng ở vị trí nào. Hãy trung thực và thẳng thắn với mọi người.

Thu Thủy

Bạn phải click theo dõi
để comment face của bạn được lên đầu
Để comment nhiều người biết đến
Kiến thức tiếp theo
Hãy like face để theo dõi bài viết mới
vGing · Giới thiệu · Khách hàng · Tuyển dụng · Kiến thức · Liên hệ