Để thực hiện mục tiêu thứ hai là đạt được kỹ năng của toàn nhóm và giữa các cá nhân thì có thể thực hiện những điều sau đây:
Luôn nghĩ về việc nỗ lực chung bao gồm việc đưa ra những suy nghĩ thật sự về những vấn đề được trình bày trong tài liệu này và trong quá trình làm việc theo nhóm.
Luôn nghĩ về việc nỗ lực chung.
Luôn nghĩ về việc nỗ lực chung bao gồm việc đưa ra những suy nghĩ thật sự về những vấn đề được trình bày trong tài liệu này và trong quá trình làm việc theo nhóm. Bạn sẽ thấy rằng trong tiến trình thực hiện kế hoạch bạn phải dàn xếp một số vấn đề để nhóm có thể làm việc tốt hơn.
Là một thành viên tích cực của nhóm.
Là một thành viên tích cực của nhóm có nghĩa là bạn thực hiện tốt công việc mà mình đã được phân công và đưa ra những nhận xét mang tính xây dựng đối với các thành viên khác trong nhóm. Mục tiêu cuối cùng, hiểu được tài liệu của kế hoạch, có thể đạt được bằng cách thực hiện các lời khuyên trên và dĩ nhiên là bằng cách cố gắng theo kịp tiến trình công việc. Dự án được đề ra nhằm mục đích củng cố các khái niệm được tranh luận ở khoá học. Nếu bạn không tham gia khoá học, hoàn thành việc được giao hay nghiên cứu tài liệu bạn sẽ không nhận được sự củng cố có sẵn trong dự án và hầu như có thể chắc chắn rằng bạn không phải là một thành viên hoạt động tích cực của nhóm.
Các phần thưỏng cá nhân
Trong nhóm làm việc tự quản thì một phần của các phần thuởng cá nhân là dựa trên mức độ hoạt động của cả nhóm.Trong khóa học này phần thưởng bên ngoài của bạn chính là vị trí của bạn ở trong lớp. Theo các ghi chép của khoá học thì 25 % trình độ mà bạn nhận từ khoá học là do trình độ của toàn nhóm dự án mang lại. Nói một cách khác, hoạt động của bạn trong nhóm có ảnh hưởng quan trọng với phần thưởng cá nhân của bạn – đó là vị trí ở trong nhóm làm việc.
Giải quyết các mâu thuẫn nội bộ
Đừng để các xung đột cá nhân leo thang ngoài tầm kiểm soát. Giống như việc một vết xước nhỏ nếu không được chăm sóc cẩn thận cũng có thể bị nhiễm trùng, có rất nhiều rắc rối và xung đột mà tưởng chừng như rất nhỏ nhưng nếu không được giải quyết thì có thể sẽ trở thành các vấn đề nghiêm trọng.
§ Bạn hãy thử áp dụng những lời khuyên sau đây trong việc giải quyết các xung đột:
§ Hãy đặt những rắc rối và các xung đột trong phối cảnh toàn bộ mục tiêu của dự án
§ Cố gắng xác định những điểm chung: những rủi ro và lợi ích chung mà hai bên cùng có.
§ Dành cho mỗi người cơ hội để họ có thể trình bày quan điểm của mình về những vấn đề liên quan tới bản thân họ.
§ Nếu nhu cầu và sự mong chờ không được rõ ràng hãy hỏi những câu hỏi làm cho vấn đề rõ ràng.
§ Nhấn mạnh mục tiêu chung : đạt được kết quả cao trong công việc
§ Nhớ tới trách nhiệm giải quyết các mâu thuẫn trong toàn nhóm.
§ Một lần nữa nhớ rằng nên giải quyết các xung đột khi chúng còn nhỏ và dễ giải quyết.
Trên thực tế thì ở một chừng mực nào đó xung đột là có lợi. Nhiều xung đột xuất hiện khi những người có kỹ năng lo lắng tới thành công của toàn nhóm nhưng đơn giản là họ bất đồng quan điểm. Luôn luôn có những điểm đúng và sai cho cả hai phía, thà mất thời gian để giải quyết các xung đột để có được những tưởng hay còn hơn là không bao giờ xảy ra xung đột. Lưu ý phải tôn trọng ý tưởng của người khác. Hãy biết kiềm chế cảm giác muốn phán xét những ý tưởng mới ngay lập tức khi chúng được đưa ra. Cởi mở với những ý tưởng mới của người khác khiến bạn và nhóm của bạn hoạt động có hiệu quả hơn.Nếu như chỉ có những ý tưởng của bạn mới có giá trị thì đã không cần thiết phải lập lên nhóm làm việc. Sử dụng những bước sau đây để giải quyết xung đột trong nhóm:
§ Công nhận sự tồn tại các xung đột
§ Tìm kiếm những điểm chung
§ Ngay cả khi bạn không đồng ý cũng phải cân nhắc quan điểm của người khác
§ Vạch ra một kế hoạch hành động chỉ ra những gì mà mỗi thành viên sẽ làm để giải quyết các mâu thuẫn.
Sưu tầm: