Có một số câu hỏi trong các cuộc phỏng vấn mà bạn không cần phải trả lời. Chẳng hạn như những câu hỏi mà bạn cảm thấy quá mang tính cá nhân hay những câu chỉ nhằm công kích vào chính bạn.
Những ví dụ:
Một số câu hỏi hoàn toàn không thích hợp trong một cuộc phỏng vấn cho dù người phỏng vấn không cố ý, nó chỉ bật ra trong đầu học ngay lúc đó. Bạn có thể tham khảo một số câu sau đây.
Người phỏng vấn không nên hỏi những câu nào về vấn đề chẳng liên quan gì đến công việc mà bạn đang dự tuyển, hoặc những khả năng hoàn toàn không phù hợp gì với các công việc này.
Họ cũng không nên hỏi bạn những câu hỏi nhạy cảm như quan điểm chính trị của bạn, những câu lạc bộ (chẳng liên quan gì đến công việc) nào mà bạn đã tham gia, hay bạn có bao nhiêu đứa con, …
Và tất nhiên, những câu hỏi về tuổi, tình trạng hôn nhân, tôn giáo hay quan điểm tình dục của bạn … càng không nên trả lời.
Những câu hỏi loại này thoạt nghe thì có vẻ thân thiện, gần gũi nhưng bạn hãy cẩn thận, những câu trả lời của bạn cho các câu hỏi này có thể bị người phỏng vấn dùng để chống lại bạn. Chẳng hạn, bạn có thể sẽ không có được công việc này không phải vì bạn không có khả năng, kinh nghiệm mà bởi bạn và người phỏng vấn không cùng một đảng phái chính trị, hoặc có thể họ không thích bạn ở một vấn đề cá nhân nào đấy mà bạn vừa vô tình nói cho họ biết.
Qui tắc vàng.
Nếu bạn cảm thấy câu hỏi ấy hoàn toàn không liên quan gì đến công việc hay môi trường làm việc sắp tới, bạn không nên trả lời, hãy hướng người phỏng vấn đến những câu liên quan trực tiếp đến công việc.
Việc nói về những người chủ trước đây.
Bạn không nên trả lời các câu hỏi có thể làm lộ các bí mật kinh doanh của những người chủ trước đây của mình. Việc này không chỉ thể hiện sự không chuyên nghiệp của bạn mà nó còn liên quan đến vấn đề đạo đức trong kinh doanh, nhất là khi những điều này hoàn toàn không giúp ích cũng như liên quan đến công việc mà bạn đang hướng tới.
Cơ hội ngang nhau.
Việc nhận được một câu hỏi không thích hợp trong cuộc phỏng vấn đôi khi lại là cơ hội để nhà tuyển dụng tìm ứng viên phù hợp cho mình.
Nếu bạn hoàn toàn bị bất lực, thì đây chính là lúc bạn cần quyết định nên nói gì để có lợi cho mình trong cuộc phỏng vấn này. Bạn có quyền lợi và trách nhiệm để thể hiện những bản thân mình trong hoàn cảnh này và những người phỏng vấn cần phải coi trọng điều này. Bạn và người phỏng vấn đều có quyền ngang nhau.
Làm thế nào để trả lời những câu hỏi không thích hợp.
Sẽ khó khăn cho bạn khi rơi vào tình huống này: bị hỏi những câu quá nhạy cảm, những câu không thích hợp cho một cuộc phỏng vấn. Hãy lịch sự hướng câu chuyện sang một đề tài thích hợp hơn.
Đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo để trả lời cho những câu không thích hợp này:
“Tôi không nghĩ rằng chúng ta nên nói về những vấn đề này. Tôi thích nói về những vấn đề liên quan đến công việc cũng như công ty của anh (chị) hơn”
“Tôi không thấy có sự liên quan giữa câu hỏi này và công việc, hay những khả năng tôi. Anh (chị) có thể giải thích tại sao nó lại quan trọng với anh (chị)? Tôi nghĩ mình sẽ chỉ trả lời cho những câu hỏi có liên quan đến công việc mà thôi”
Cần nhớ:
Trong một cuộc phỏng vấn xin việc, bạn không nhất thiết phải trả lời những câu mà bạn cảm thấy không thoải mái hay những câu mang tính riêng tư, cá nhân.
Nên nhớ rằng mặc dù đang được phỏng vấn xin việc, bạn vẫn có quyền từ chối những điều mình không muốn.
Việc xác định được những quyền lợi cho mình và biết cách làm sao để thể hiện nó sẽ giúp bạn vượt qua kỳ phỏng vấn một cách tự tin và thành công.
Bảo Nguyên