logo
Trang chủ » Kiến thức » Kiến thức Marketing

10 loại quảng cáo trực tuyến phiền toái nhất

Những quảng cáo trực tuyến phiền toái hiện nay muôn màu muôn vẻ với hàng loạt mánh khóe, từ những kiểu quảng cáo truyền thống lâu đời cho đến những cách chào mời cực kỳ tinh vi.

 10 loại quảng cáo trực tuyến phiền toái nhất

Những quảng cáo trực tuyến phiền toái hiện nay muôn màu muôn vẻ với hàng loạt mánh khóe, từ những kiểu quảng cáo truyền thống lâu đời cho đến những cách chào mời cực kỳ tinh vi. Và hẳn là bạn phải "động lòng” khi những quảng cáo bực bội đó cứ liên tục chào mời, ví dụ như quảng cáo chiếc máy ảnh không dây X-10. Nhưng nên nhớ rằng nếu không nhờ quảng cáo thì bạn đã phải trả tiền mỗi khi bạn muốn xem video trên YouTube.

1. Quảng cáo gây chú ý: gần đây, trang CNN.com có một mẩu quảng cáo LowerMyBills khi thì nhấp nháy, lúc lại đung đưa, "nhảy múa” bên cạnh bài viết chính khiến người đọc mất tập trung. Dù các chuyên gia cho rằng những quảng cáo đó đang được thay bằng loại hiệu quả hơn cho từng nhu cầu cá nhân người dùng web, nhưng trang CNN.com không có vẻ gì muốn thay đổi.

2. Quảng cáo ồn ào: "đáng ghét” vẫn chưa thấm vào đâu để nói về những quảng cáo tự động phát âm mà không thông báo. Đây là lỗi của cả nhà quảng cáo lẫn trang web (vì quyết định chính sách cho phép quảng cáo loại này chạy). Loại quảng cáo này dường như sẽ phổ biến: Công ty quảng cáo trực tuyến EyeWonder cho biết cứ khoảng 10 video quảng cáo của công ty thì có 1 tự phát âm khi bạn lướt con trỏ qua nó.

3. Quảng cáo trôi: thỉnh thoảng bạn phải thật khéo léo mới tắt được mẩu quảng cáo "bồng bềnh” trên màn hình PC. Một người trong ngành xác nhận những công ty quảng cáo cố tình gây khó dễ cho việc tắt những quảng cáo nền flash động hay những quảng cáo choán trang. Các công ty này biết họ tận dụng được điều gì.

4. Quấy rối gấp 3: Thật bực mình khi trên quảng cáo xe Toyota trực tuyến có gã bán xe tí hon nhảy ra từ góc trái bên dưới màn hình và huyên thuyên đủ chuyện.

5. Bẫy quảng cáo: Thỉnh thoảng, tìm thông tin trên web cũng giống như trò chơi tìm mìn Minesweeper: chỉ cần đi sai 1 nước thôi là… quảng cáo sẽ bung ra khắp nơi.  Bạn nên "biết ơn” công ty Vibrant Media vì công nghệ quảng cáo theo ngữ cảnh IntelliTXT của hãng cho phép trang web hiển thị đến 8 quảng cáo dạng pop-over (quảng cáo sẽ hiện ra khi di chuột qua) có liên kết đến trang nội dung. Và dù bạn có thể dễ dàng tắt quảng cáo pop-up truyền thống bằng cách nhấn Alt-F4 thì quảng cáo IntelliTXT luôn túc trực trên web chờ cơ hội mà lại gây khó khăn cho việc đọc nội dung của trang.

6. Quảng cáo phát tán: một số quảng cáo phát tán khá khôi hài, ví dụ như "Will It Blend?” (chiếc máy nghiền Blandtec nghiền nát chiếc iPhone và các thứ khác). Ý tưởng của dạng quảng cáo vui nhộn này là thúc đẩy người xem chia sẻ với bạn bè. Vấn đề duy nhất ở đây là cứ 1 quảng cáo thú vị thì có đến 12 quảng cáo bực bội. Chẳng hạn Sony thuê công ty tiếp thị Zipatoni tạo blog "All I Want for Xmas Is a PSP” (có nhiều quà tặng cho chiếc PSP và có đường dẫn đến video trên YouTube) và phát tán với danh nghĩa của một fan tên là Charlie. Thủ đoạn này mang lại kết quả ngược với sự mong đợi khi mọi người biết đó là giả.

7. Quảng cáo mở rộng: Một loại quảng cáo phổ biến khác mới đầu trông giống một hình vuông hay hình chữ nhật bình thường cạnh bên hay ở phía trên trang web, nhưng nếu bạn vô tình quét chuột qua nó  thì quảng cáo sẽ hiện ra ngay, chiếm hết cả cửa sổ cho đến khi bạn dời chuột đi chỗ khác, lúc đó nó lại ẩn vào như ban đầu. Điều này hẳn không thể khiến bạn thích thú.

8. Quảng cáo xâm phạm tính riêng tư: Những công ty như DoubleClick (Google vừa mua lại) thường theo dõi và gần như biết rõ thói quen lướt web của bạn còn hơn cả bản thân bạn. Các nhà quảng cáo có thể sử dụng dữ liệu này để tiếp thị sản phẩm. Chống lại xu hướng này, nhiều người ủng hộ quyền riêng tư đang đòi hỏi FTC (Federal Trade Commission) tạo yêu cầu "Do not track” (không theo dõi), giúp người dùng có quyền ra khỏi danh sách "đeo bám” của công ty tiếp thị trực tuyến.

9. Quảng cáo Malware: Loại quảng cáo nguy hiểm thường chứa tập tin flash âm thầm cài virus Trojan hay những chương trình backdoor vào hệ thống Windows có lỗ hổng. Quảng cáo loại này thường xuất hiện trên các trang web phổ biến như MySpace, lấy quảng cáo từ mạng quảng cáo của các công ty thứ 3 và đóng vai trò trung gian giữa trang web và nhà quảng cáo. Mạng quảng cáo thậm chí không biết họ đang phát tán quảng cáo nguy hiểm. Quảng cáo loại này đáng sợ vì nếu bạn không thiết lập chế độ bảo mật ở mức cao thì có thể bị nhiễm dù bạn không tương tác với nó.

10. Quảng cáo lừa đảo: Một loại quảng cáo trực tuyến khác dụ dỗ bạn vào những trang web lừa đảo, cho bạn phần mềm miễn phí hay những thứ tương tự vậy. Quảng cáo loại này cũng có thể xuất hiện trên trang web hoàn toàn hợp pháp. Chẳng hạn như gần đây, mục tin tức Arizona Daily Star ở Tucson đưa tin trang web có chứa quảng cáo trực tuyến ác ý được trả bằng thẻ tín dụng giả.

Bài học rút ra: hãy kiểm tra thiết lập bảo vệ trong máy và cẩn thận khi dùng chuột.

Theo PCWVN

Bạn phải click theo dõi
để comment face của bạn được lên đầu
Để comment nhiều người biết đến
Kiến thức đọc nhiều
Kiến thức tiếp theo
Hãy like face để theo dõi bài viết mới
vGing · Giới thiệu · Khách hàng · Tuyển dụng · Kiến thức · Liên hệ