Vị trí hiện tại của bạn là kết quả của những hành động bạn đã thực hiện trong quá khứ. Hạnh phúc và thành công mà bạn đang có ngày hôm nay là thành quả lao động trong quá khứ của bạn. Nếu hiện tại, bạn không ở trong vị trí mà bạn muốn, thì bạn phải hành động mỗi ngày, đều đặn và cụ thể.
Vị trí hiện tại của bạn là kết quả của những hành động bạn đã thực hiện trong quá khứ. Hạnh phúc và thành công mà bạn đang có ngày hôm nay là thành quả lao động trong quá khứ của bạn. Nếu hiện tại, bạn không ở trong vị trí mà bạn muốn, thì bạn phải hành động mỗi ngày, đều đặn và cụ thể.
Thành công và hạnh phúc mà tất cả chúng ta có được là kết quả của những hành động đều đặn của mình, chứ không phải là những hành động mang tính ngẫu nhiên như quyết tâm mà chúng ta cố đạt được vào đầu năm (để rồi những quyết tâm đó dẫn lùi tàn theo năm tháng). Không phải sự thành công nào mà chúng ta có đều là kết quả của những thói quen (những hành động đều đặn) của bản thân. Vì vậy, cần phát triển những thói quen tốt nếu chúng ta muốn đạt được sự thành công.
Sau đây là những bước giúp bạn phát triển mức độ động lực của bản thân:
1. Đề ra những mục tiêu
Bạn phải biết điều mình muốn! Chính những mục tiêu sẽ đem lại cho cuộc sống bạn một mục đích sống. Khao khát đạt được những mục tiêu đó sẽ trở thành nguồn động lực thúc đẩy trong cuộc sống bạn.
Hãy ghi xuống tất cả các mục tiêu, dù lớn hay nhỏ, về bản thân, nghề nghiệp, tài chánh và tinh thần. Hãy ghi xuống thật rõ ràng và cụ thể rồi bắt đầu thực hiện những mục tiêu đó.
2. Hành động mỗi ngày
Một khi đã đề ra những mục tiêu, hãy đưa ra kế hoạch để thực hiện ít nhất một bước mỗi ngày, dù lớn hay nhỏ. Có thể đó là một cuộc nói chuyện qua điện thoại, đọc sách báo, viết một lá thư, v.v… hãy làm bất cứ việc gì mỗi ngày. Mỗi bước nhỏ này sẽ đưa bạn đến gần mục tiêu của bản thân hơn cũng như thúc đẩy bạn vươn lên cao hơn. Hãy nhớ rằng thói quen cũng không là gì khác hơn ngoài một hành động lặp đi lặp lại. Hành động mỗi ngày sẽ hình thành một thói quen thành công của bạn thật mạnh mẽ đến nỗi cuối cùng bạn sẽ hành động mà không cần phải suy nghĩ nữa, bởi điều đó đã phản ảnh chính bản thân bạn-một người thành công và luôn có động lực làm việc.
3. Cảm nhận sự việc
Chúng ta không phải là những tạo vật của lý trí thuần tuý, mà là những tạo vật có tình cảm. Nếu lý trí giúp chúng ta đưa ra kế hoạch công việc, thì chính tình cảm, ao ước thực hiện kế hoạch đó. Hãy liên kết mọi cảm xúc tích cực với hành động của bạn. Mỗi khi đạt được thành công, dù lớn hay nhỏ, hãy cảm nhận cảm giác bạn đang tiến gần hơn đến mục tiêu đề ra. Những kết nối lặp đi lặp lại này sẽ củng cố ao ước muốn đạt được những mục tiêu. Một cách hữu ích khác là ngồi xuống và ghi ra những lý do tích cực tại sao bạn muốn đạt được mục tiêu cụ thể nào đó. Rồi ở mặt còn lại, ghi xuống những việc mà bạn sẽ bỏ qua hay buộc phải làm nếu không đạt được mục tiêu đó. Giờ đây, hãy vận dụng cả hai loại cảm xúc khao khát và sợ hãi mà bạn có.
4. Chịu trách nhiệm!
Đừng tự cho mình một lời bào chữa cũng như thôi đổ lỗi cho cha mẹ, tuổi thơ, con cái, người phối ngẫu, nền kinh tế, sếp hay bất kỳ ai hay sự việc nào khác. Bởi thật ra đây chính là cuộc sống của BẠN. Đừng tự nói “nếu có thể, tôi sẽ..” mà hãy nói, “tôi có thể và tôi sẽ làm…”. Bạn có thể có rất nhiều lý do để chần chừ nhưng chỉ có bạn mới có thể thay đổi hoàn cảnh. Vậy nên, hãy chịu trách nhiệm. Hãy đứng ra và nhớ đến lời của Oprah Winfrey, “triết lý sống của tôi là bạn không chỉ chịu trách nhiệm về cuộc đời mình, mà cố gắng hết sức trong giây phút hiện tại sẽ giúp bạn đứng ở vị trí tốt nhất trong giây phút kế tiếp”.