Mạng xã hội trên Internet đang trở thành hiện tượng trong giới tiếp thị quảng cáo. Hiệu quả đầu tư của công cụ này ra sao?
Trong khoản 5 năm trở lại đây, các mạng xã hội trên Internet (Social Networking Website) mọc lên như nấm sau mưa. Kể từ khi xuất hiện, mạng xã hội đóng vai trò là "đại công thần” trong việc xóa bỏ khoảng cách địa lý và thói quen giao tiếp trên thế giới.
Đối với các nhà quảng cáo và tiếp thị, mạng xã hội trở hành kênh truyền thông giữa thương hiệu, sản phẩm và người tiêu dùng.
Hệ sinh thái mới của tiếp thị
Hai năm trước, các nhà quảng cáo, tiếp thị bắt đầu nhận ra mạng xã hội có thể là trợ thủ đắc lực trên bước đường cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường.
Vậy là từ một công cụ giao tiếp mới của mọi người, mạng xã hội đã trở thành phương tiện truyền thông mới (social media).
Facebook, mạng xa hội đình đám trong cộng đồng mạng thế giới, đã có hơn 200 triệu thành viên. Nó được coi là hệ sinh thái tốt nhất cho các nhà phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, giải trí, mạng lưới quảng cáo và hàng hóa ảo. Ad Age ước tính các nhà phát triển ứng dụng trên Facebook có thể kiếm được khoản 300 – 500 triệu đô la Mỹ trong năm nay.
Tương tự, MySpace, mạng xã hội lớn thứ hai của Mỹ, cung đem lại hiệu quả kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp. Jacquie, Phó chủ tịch Công ty InfashionKids.com, cho biết, giao diện quảng cáo của MySpace đơn giản và linh hoạt.
Ông chỉ việc tải lên mẫu quảng cáo hoặc hình ảnh về hàng hóa, hoạt động của công ty. Việc này mất vài phút, nhưng mang lại kết quả lớn. Doanh thu của InfashionKids.com tăng trưởng nhanh hơn trước.
Hiện tượng khác gây sốt đa quốc gia là mạng xã hội Twitter. Đây là mạng xã hội cho phép các thành viên liên lạc với nhau bằng tin nhắn ngắn gọn. các nhà tiếp thị cũng ồ ạt đổ bộ nhằm biến mạng này thành social media có lợi cho họ.
Tại Việt Nam, các mạng xã hội cũng đua nhau ra đời
Yahoo! 360 sắp ngưng hoạt động hiến người dùng mạng này phân tán sang các mạng xã hội khác như Facebook, Friendster… Điều đó đồng nghĩa các mạng xã hội khác có cơ hội gia tăng số lượng thành viên. Phần lớn các mạng xã hội hoạt động tại Việt Nam chỉ đặt mục tiêu thăm dò thị trường, khuếch trương tên tuổi và tăng lượng thành viên.
Tìm nguồn thu quảng cáo là chuyện tương lai. cũng dễ hiểu vì quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,4% tổng doanh thu quảng cáo năm 2008 (475 triệu đô la Mỹ). Phần lớn miếng bánh nhỏ nhoi ấy thuộc về các tờ báo điện tử. Như vậy, tính ra dung lượng thị trường của quảng cáo mạng xã hội tại Việt Nam có thể so sánh với những vụn bánh.
Đầu tư ra sao?
Hiện nay, người làm tiếp thị quảng cáo đang vướng phải hai vấn đề lớn:
Một là độ chính xác của thước đo hiệu quả đầu từ (ROI) mới. Phương pháp đo lường dựa trên ảnh hưởng của các tương tác xã hội đối với một chiến dịch marketing hoặc quảng cáo. Hai là đầu tư ra sao để đạt hiệu quả cao nhất?
Các mạng xã hội đã có tiêu chí đo lường ROI cho các marketer. Đó là số liệu về lượng truy cập, tốc độ tăng trưởng số lượng thành viên, số người nhấp chuột vào các banner quảng cáo trên mạng xã hội…
Thế nhưng, câu hỏi lớn của marketer là: "Doanh số của tôi có tăng nhờ mạng xã hội? Hoặc người tiêu dùng có biết đến thương hiệu nhiều hơn?”
Cục quảng cáo tương tác (Interactive Advertising Bureau), tổ chức gồm hơn 375 tập đoàn truyền thông đa quốc gia, đang hoàn chỉnh bộ tài liệu về hiểu quả đầu tư quảng cáo trên mạng xã hội. Độc giả có thể tải tài liệu này tại www.iab.net/socialmetrics.
Đây là một nỗ lực mới giúp giới tiếp thị, quảng cáo hiểu sâu hơn về độ tương tác giữa người dùng mạng xã hội. từ đó có thể tối đa hiệu quả đầu tư trên phương tiện truyền thông được kỳ vọng này.
Mạng xã hội không phải là cây đũa thần. Nó không thể biến mối quan hệ thành doanh thu tức thời, lợi ích cụ thể cho thương hiệu. Nó phải được kết hợp với các phương tiện truyền thống (báo in, truyền hình…) và hiện đại (điện thoại di động, blog, video game…)
(Theo Thành Đạt)