Gần 75% nhóm người trên đồng ý rằng loại hình tiếp cận nàỳ giúp doanh thu tăng, và 64% ghi nhận sự tín nhiệm của khách hàng đã tăng lên và 62% cũng phát hiện thấy một lợi thế cạnh tranh tương ứng. Hơn một nửa trong số những người được khảo sát nói rằng trải nghiệm của khách hàng đã cải thiện.
Tuy nhiên, chỉ có 16% cho biết họ có thể đáp ứng được mọi nhu cầu phân tích khách hàng và doanh nghiệp xung quanh những trải nghiệm mà khách hàng nhận được qua cách tiếp cận đa kênh. Thậm chí một phần tư các giám đốc cấp cao cũng thừa nhận đang gặp khó khăn trong việc kết nối với khách hàng.
Tất nhiên, bạn không thể chỉ đổ tiền vào một đống các kênh truyền thông và hy vọng rằng chắc chắn nó sẽ cho ra kết quả tốt. Bởi khi marketing phát triển trên mảng trực tuyến, sẽ có thêm nhiều công ty tham gia. Đó là một cuộc đua để xem liệu công ty bạn có khả năng kiến tạo thêm phương thức và nhiều kênh khác nhau trước khi chúng trở nên quá bão hòa. Nhưng đâu là sự tiên đoán trong đó?
Vì bạn không thể đầu tư vào tất cả mọi thứ cùng một lúc, bạn phải ưu tiên xem những kênh nào có hiệu quả nhất để bắt đầu. Nhưng không nên chỉ nhìn vào các kênh từ quan điểm lợi nhuận (điều đó cũng quan trọng, nhưng đó không nên là tiêu chí duy nhất). Hãy nhìn vào những thứ như:
Đánh giá nhiều kênh khác nhau để xác định kênh phân phối mang lại chất lượng tốt nhất với chi phí thấp nhất - đó chính là ưu tiên đầu tiên của bạn trong kinh doanh. Nếu bạn cứ mãi theo đuổi khách hàng thông qua các phương tiện truyền thống đắt tiền, không hiệu quả như truyền hình hoặc radio thì thật là ngớ ngẩn, phải không?
Bước đầu tiên giúp bạn chiến thắng thử thách của marketing đa kênh là lựa chọn ra một cách tiếp cận thống nhất.
Đây có lẽ sẽ là thay đổi lớn nhất mà bạn tự quyết định cho doanh nghiệp mình, bởi nó có thể lan truyền và ảnh hưởng đến tất cả phòng ban và mọi chiến dịch trong đó. Quay trở lại những năm 1990, mọi người sẽ chẳng làm sao cả nếu không dùng máy tính Apple. Ngày nay, mọi người đổ xô vào mua Apple và các sản phẩm của hãng này - thậm chí còn sẵn sàng bỏ hàng tuần ra để chờ đợi cho phiên bản lớn tiếp theo.
Và hãy nhìn vào cách Apple liên tục mang lại cảm giác mong đợi phấn khích cho người dùng. Cho dù sản phẩm là iTunes, App Store hoặc Apple Store, mọi trải nghiệm Apple đem đến cho khách hàng đều hướng họ đến cảm giác họ "phải có công nghệ".
Nhưng tôi hiểu - không phải doanh nghiệp nào cũng là Apple. Không phải doanh nghiệp nào cũng có hàng triệu đô la để đầu tư vào việc hiện đại hóa sản phẩm. Nhưng liệu điều đó có nghĩa là việc marketing và bán hàng đa kênh là nằm ngoài tầm với của những doanh nghiệp nhỏ như chúng ta không?
Tuyệt đối không. Nhưng có một điều chắc chắn là chúng ta phải tiếp cận nó theo một cách bảo thủ hơn chút.
Câu hỏi bây giờ là: những loại chỉ số nào chúng ta nên sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của những kênh này? Marketing qua đài phát thanh sẽ có những chỉ số khác với truyền hình, kênh truyền thông xã hội cũng sẽ khác với qua mail. Nhiều nhà chiến lược cố gắng tìm ra một chỉ số thống nhất mà họ có thể sử dụng trên tất cả các kênh - nhưng hiếm khi hiệu quả vì với các kênh khác nhau, bạn sẽ tiếp cận những người ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình mua.
Mỗi chiến dịch sẽ có mục tiêu riêng, tỷ lệ chuyển đổi và chi phí cũng khác nhau. Phần quan trọng nhất bạn cần ghi nhớ là đừng tiêu tiền cho một chiến dịch quảng cáo mà chỉ mang về những kết quả nhạt nhẽo, không rõ ràng. Ấy vậy mà có rất nhiều công ty cố gắng làm nhiều chiến dịch cùng lúc, kể cả khi những chiến dịch ấy không hề liên quan, thậm chí vô dụng đối với đối tượng khách hàng của họ. Hãy thu hẹp mục tiêu vào những gì đang làm, bạn có thể tập trung nhiều nguồn lực hơn để đạt được vị trí thống trị kênh đó và cung cấp những trải nghiệm liên tục mà khách hàng của bạn mong muốn.
Bạn có đang tận dụng các sáng kiến marketing đa kênh cho doanh nghiệp của mình không? Làm thế nào để nó hiệu quả? Bạn có nghĩ marketing đa kênh có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp, không phân biệt lớn nhỏ không? Hãy chia sẻ kinh nghiệm của bạn với chúng tôi qua ô comment bên dưới nhé!