logo
Trang chủ » Kiến thức » Kiến thức Seo

Tìm hiểu về Google Analytics

Chủ sở hữu và quản lý website, cũng như các nhà quảng cáo đều quan tâm tới việc độc giả đến với website họ từ đâu? Đến thẳng website, đến từ các link dẫn chiếu, các chiến dịch quảng cáo banner/email, hay từ search engine. Khi nhìn vào bảng tổng kết bên, đa số trong số họ đều nhanh chóng kết luận search mang lại cho tôi 22%, trực tiếp 54%, v.v… mà không đi sâu thêm vào chi tiết.


Tìm hiểu về Google Analytics

Tìm hiểu đúng về Google AnalyticsTìm hiểu đúng về Google Analytics

Web analytics is the measurement, collection, analysis and reporting of internet data for purposes of understanding and optimizing web usage.[1]

Thị trường phân tích web (web analytics), đã từng phát triển rất mạnh nhiều năm trước để phục vụ nhu cầu đo lường phân tích hành vi của người sử dụng trên trang web: đến từ nguồn nào, sử dụng trang nào nhiều, di chuyển theo luồng nào trên trang web. Thị trường này từng có 5-6 sản phẩm thương mại cạnh tranh, và một vài sản phẩm mã nguồn mở. Các sản phẩm này có mô hình kinh doanh đa dạng khác nhau như: bán phần mềm, bán dịch vụ đo lường qua web, bán phần mềm nâng cao, bán dịch vụ tư vấn.

Tuy vậy, sau đó Google gia nhập cuộc chơi. Họ mua lại Urchin, một trong các sản phẩm web anlytics hàng đầu trên thị trường, dựa trên đó để phát triển Google Analytics (viết tắt là GA), đồng thời cung cấp miễn phí dịch vụ phân tích web cho các nhà làm web mà chỉ cần đăng ký. Google Analytics nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường bởi vì nó là một sản phẩm có giá trị rất cao với chất lượng thật sự về nghiệp vụ, lại hoàn toàn miễn phí, tốc độ và ổn định được đảm bảo bởi datacenter hàng đầu của Google, và trở thành chuẩn mực defacto trong giới làm web.

GA là một công cụ tuyệt vời và được nhiều người tin dùng, một số thậm chí còn sử dụng nó như một công cụ so sánh website. Tuy vậy, trong 1000 người có lẽ không quá 5 người hiểu thấu đáo cách mà GA ghi nhận nguồn dẫn độc giả tới website.
GA ghi nhận nguồn dẫn độc giả tới site thành 4 nhóm chính

1. Trực tiếp (Direct Traffic): được nhiểu là các độc giả bấm bookmark, gõ link trực tiếp trên thanh công cụ, click link gửi cho nhau.

2. Tham chiếu (Referring Sites): độc giả bấm các link / banner trên trang web, trong email, v.v..

3. Others: bao gồm các marketing campaign được đánh dấu, tức là khi độc giả bấm các link được đánh dấu bằng kỹ thuật link tagging.

4. Organic search: độc giả đến từ Search engines

Mục (4) organic search có một vấn đề mà nhiều người đã nhìn thấy. Đó là, ngày càng nhiều người sử dụng Google thay cho book mark, nói các khác khi tôi muốn tới Sàn Nhạc, thay vì gõ SanNhac.com, tôi sẽ gõ "Sàn nhạc” vào box search, hoặc thanh địa chỉ, browser sẽ tự động đưa thẳng về SanNhac.com, hoặc liệt kê danh sách tìm kiếm để bạn click. Ai là người khiến cho bạn muốn tới Sàn nhạc? đó là kết quả của quá trình marketing nhận diện thương hiệu, truyền miệng xảy ra trước đấy. Ai là người được ghi nhận có công tạo ra lượt đến vào bảng tổng kết của Google Analytics? đó là Google. Nói cách khác, GA ghi nhận công lao của Google nhiều hơn thực tế nó có.

Nhưng còn một vấn đề lớn hơn mà rất ít người biết. Đó là cách GA overwrite số liệu lên nhau. Độc giả A tới Sàn nhạc 3 lần theo 3 nguồn khác nhau, vậy nguồn nào sẽ được ghi nhận? Chuyên gia tư vấn GA Justin Cutroni tổng hợp lại như sau trong blog Analytics Talk

1. Direct traffic luôn bị overwritten bởi 3 nguồn còn lại

2. Trong 3 nguồn còn lại, nguồn cuối cùng overwite nguồn trước.

3. Direct traffic không overwrite các nguồn khác

Giải thích bằng ví dụ như sau:

  • A được người bạn gửi link SanNhac.com qua YM, click vào Sàn nhạc – hệ thống ghi nhận direct; lần thứ 2, A bấm một banner quảng cáo Sàn nhạc – hệ thống overwrite thành A đến từ quảng cáo; lần thứ 3 A nhớ tới Sàn nhạc và gõ trực tiếp URL, hệ thống vẫn ghi nhận A đến từ quảng cáo bởi vì direct. Tóm gọn lại Direct – Banner – Direct được ghi nhận là Banner
  • Tương tự vậy Direct – Direct – Direct – Google được ghi nhận là Google
  • Banner – Banner – Banner – Direct – Google được ghi nhận là Google
  • Google – Google – Google – Direct được ghi nhận là Google
  • Google – Google – Banner được ghi nhận là Banner
  • Google – Google – Tham chiếu được ghi nhận là Tham chiếu

Tuy vậy, nếu bạn chú ý một điểm quan trọng sau: "không có một banner nào chạy mãi mãi”, điều có có nghĩa là sớm hay muộn GA sẽ ghi nhận độc giả A của website bằng một trong 3 nguồn cuối cùng. Nếu bạn nghĩ thêm thật kỹ sẽ nhận thấy rằng "toàn bộ độc giả tích lũy được GA ghi nhận hết cho Google” , bởi vì tình huống duy nhất ghi nhận cho banner/tham chiếu là xảy ra với campaign cuối cùng.

Như vậy thống kê kiểu GA sẽ khiến cho công lao của các campaign quảng cáo bằng thương hiệu, viral, banner khác chỉ được ghi nhận một lần, giá trị tích lũy cần được ghi nhận thành nội lực của site thì lại ghi nhận thành nguồn organic search (hay chính là Google).

Cũng cần nói thêm là khi GA chiếm thị phần tuyệt đối như hiện nay, số lượng người sử dụng GA như một cơ sở đánh giá ngày càng nhiều thì nhầm tưởng này lại càng được nhân rộng, tới mức trở thành một định kiến ngầm về tầm quan trọng của Google và SEO trong việc tạo ra lượt đến site của bạn.

Tôi không buộc tội GA trong việc cố tình làm người dùng hiểu sai, cũng rất đúng khi nói "trách nhiệm của người sử dụng là phải biết cách sử dụng số liệu thống kế một cách đúng đắn”. Nhưng thực tế ở đây là, rất nhiều người trong chúng ta đang hiểu nhầm, và điều quan trọng không phải đổ lỗi cho ai, mà điều quan trọng là làm sao để nhầm tưởng này không còn, hoặc không gây tác hại.

Cách tốt để đánh giá vai trò nguồn của Google là chỉ quan tâm tới lượng độc giả mà Google trực tiếp tạo ra cho bạn. Quan sát thực tế trên một số website cho thấy, chỉ có dưới 30% độc giả tới site từ nguồn SEO là new visitors, 70% còn lại đã từng đến site một vài lần nào đó. Như vậy, với ví dụ trong hình ở trên, vai trò của Google trong việc tạo traffic cho bạn giới hạn lại không quá 6.5%. Mức 6.5% này, vẫn là một con số rất lớn và cho thấy tầm quan trọng của Search engine – chỉ có điều nó không còn quan trọng như tôi từng hiểu nhầm.

( Sưu tầm)

Bạn phải click theo dõi
để comment face của bạn được lên đầu
Để comment nhiều người biết đến
Kiến thức đọc nhiều
Kiến thức tiếp theo
Hãy like face để theo dõi bài viết mới
vGing · Giới thiệu · Khách hàng · Tuyển dụng · Kiến thức · Liên hệ