Khuynh hướng thiết kế một website đáp ứng với các thiết bị di động là điều tất yếu đối với nhu cầu sử dụng của người dùng hiện nay. Responsive Web Design , Web Mobile và Ứng dụng Mobile là 3 thiết kế ứng dụng giúp website hiển thị trên các thiết bị di động. Mỗi thiết kế đều có những ưu và khuyết điểm riêng của nó , tính phù hợp nhất còn tùy thuộc vào nhu cầu ứng dụng và mục tiêu của doanh nghiệp đáp ứng tốt nhất nhu cầu người dùng.
Responsive Web Design (RWD) thì chúng ta sẽ nghĩ đó là xu hướng của năm nay và là triển vọng tương lai. Và hiển nhiên, khi muốn website hiển thị đẹp mắt thì hiện tại chỉ có dùng web responsive với URL thống nhất được ưu tiên SEO hơn.
Thực tế cho thấy, Responsive Web Design sẽ khiến trang web của bạn thân thiện với người sử dụng bởi nó có thể "vừa vặn" với bất kỳ màn hình nào của hầu hết các thiết bị. Hiện nay, công nghệ phát triển không ngừng, smartphone không hề xa lạ với con người. Vì vậy nếu bạn có một trang web áp dụng giải pháp này, mọi người sẽ luôn có khả năng kết nối với trang web của bạn một các hiệu quả nhất. Đó chính là điểm cộng đầu tiên của Responsive web design.
Ngoài ra Responsive Web Design sẽ gây khó chịu với một số màn hình ở độ phân giải nhất định. Các nhà sản xuất đều đưa ra những thiết bị di động ở những độ hiển thị khác nhau, chuẩn thấp nhất dành cho smartphone tầm trung là 400x800 pixel. Độ phân giải này, website hiển thị rất đẹp. Khi đem qua một máy khác có độ phân giải là 540x980 pixel thì website lại hiển thị cách khác.
Còn một điều mà Responsive Web Design làm chúng ta thích hơn là các nền tảng chuẩn giao diện layout được các nhà phát triển ngày một hoàn thiện tốt nhất như Alloy UI, YUI 3.0, Boostrap… và nếu ở độ phân giải khác nhau thì sự hiển thị cũng giống nhau. Đối với website một cột hay nhiều cột thì Responsive Web Design hiển thị vô cùng ấn tượng. Và thiết kế hiện đại theo xu hướng 2014 và tương lai là flat và trãi rộng full màn hình vơi các hiện thị theo từng dòng phẳng. Một thiết kế tuyệt đẹp bà ấn tượng.
web mobile là một phiên bản rút gọn của website chính, ở đó được tối ưu tất cả từ hình ảnh, không gian, dữ liệu sao cho nhẹ nhất, load nhanh nhất có thể. Muốn người dùng dễ nhớ thì web mobile thường thông qua một subdomain, chẳng hạn như là m.y2graphic.com.
Web mobile thường được thiết kế ở dạng full 100% width. Do đó ở bất kỳ độ phân giải nào, khác chuẩn đều hiển thị ngon lành mà ít khi xảy ra lỗi. Chính vì vậy, không chỉ smartphone, mà ngay cả feature phone cũng dễ dàng truy cập.
Xét về kỹ thuật thiết kế, giữa website responsive và web mobile có các điểm khác nhau. Người dùng bình thường nghỉ rằng giống nhau là một, nhưng thực tế Chúng khác nhau về cấu trúc HTML , URLs , và CSS nhưng phải chung database. Khi đề cập đến chiến dịch SEO thì web mobile phải seo hai web gấp đôi và khi cập nhật giao diện thì web mobile cũng cập nhật theo web chính trên Desktop . Bạn phải tốn thời gian để chỉnh sửa cho website thông thường và web mobile. Kéo theo chi phi tang gấp đôi , thời gian , công sức cũng thế.
Thêm một trở ngại là bạn phải biết quản lý domain, tạo subdomain như thế nào. Và cuối cùng phải redirect (Chuyển hướng) khi khách hàng truy cập trên smartphone.
Ứng dụng Mobile (Apps) không lạ đối với dân lập trình. Nhưng đối với người sử dụng vẫn còn mơ hồ. Hiểu nôm na đó là một ứng dụng chỉ sử dụng cho thiết bị di động hay tablet, thông qua con đường "Cửa hàng trực tuyến" của các hãng như App Store của Apple hay Google Play của Google.
Những ứng dụng này phát triển dựa trên mã hoặc framework cho mỗi nền tảng. Chính vì điều này sẽ gây cản trở cho một số máy nhất định. Ở những smartphone tầm thấp, có thể không chạy được ứng dụng do cấu hình thấp hay cần một hệ điều hành mới hơn.
Việc phát triển một ứng dụng (App) có vẻ chuyên nghiệp hơn 2 cách trên. Nếu bạn muốn có một sự tương tác giữa người dùng, giữa cá nhân thì phát triển một app là một hướng đi thích hợp.
RWD và web mobile sẽ giúp website bạn tìm thấy dễ dàng bởi Google và người dùng vì quá trình SEO diễn ra đơn giản hơn. Như đã nói ở phần trên, chi phí để phát triển RWD và web mobile ở mức tầm vừa phải và độ phủ của những người thiết bị di động cao hơn so với App.
Việc phát triển một App sẽ tốn nhiều chi phí vì đa dạng môi trường cho nền tảng. Với hai nền tảng đang dẫn đầu thị trường là iOS và Android, điều dĩ nhiên bạn phải tạo hai App trên môi trường này. Vậy còn những nền tảng khác Windows Phone, Firefox OS, blackberry OS v.v…, bạn sẽ tiếp tục phát triển hay bỏ qua nó.
Việc cập nhật App cũng đòi hỏi thời gian nhiều hơn. Ví dụ đơn giản là trường hợp của Facebook. Khi Facebook cập nhật một tính năng mới trên website, App facebook phải đợi một thời gian, có thể là vài ngày, vài tuần và luôn có sự xê dịch thời gian giữa các nền tảng.
Vậy lợi ích của việc tạo ra App là gì. Dĩ nhiên người phát triển luôn tính đến lợi nhuận trong từng sản phẩm. Đối với App, họ có thể bán quảng cáo, chia lợi nhuận với các nhà mạng thông qua SMS.
Như đã nói ở phần trên, đối với App chỉ chạy trên một môi trường nhất định. Như thế, bạn sẽ mất đi một lượng khách truy cập, vì không phải ai cũng đủ tài chính sắm cho mình một cái iPhone hay LG Optimus Prime.
Tóm lại:
3 thiết kế trên đều có ưu, khuyết điểm khác nhau. Tuỳ theo nhu cầu và khả năng tìa chính, với các nhu cầu người dùng mà chúng ta sẽ áp dụng linh hoạt phù hợp nhất. Một website có thể chỉ cần Responsive Web Design là đủ, nhưng có khi chúng ta lại cần cả hai Responsive WebDesign (RWD), Web Mobile và Ứng dụng Mobile (Apps).